Hiển thị các bài đăng có nhãn Hôn nhân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hôn nhân. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Cùng ngắm xem mùa lạnh các bé phía trời Tây diện gì nhé!

Quần legs, áo khoác dạ, áo len, áo thun cotton dày ấm áp... là những món đồ rất được các bé phương Tây yêu thích bởi sự ấm áp, bởi sự dễ mặc và rất linh hoạt. Các bé thoải mái nô đùa, mà không bị cản trở bởi 'sức nặng' của những chiếc áo - quần dày cộp mùa lạnh. Các mẹ cùng ngắm và tìm kiếm cảm hứng cho tủ đồ mùa đông 2013 - 2014 của các bé nhé!

Thứ Năm, 12 tháng 9, 2013

Cộng đồng mạng đang truyền tay nhau lá thư xin lỗi xúc động của một thanh niên gửi chủ một cửa hàng ở Nashville, bang Tennessee (Mỹ) nơi anh gây ra vụ cướp 300 USD cách đây 12 năm, theo CNN ngày 10/9.

 Cộng đồng mạng đang truyền tay nhau lá thư xin lỗi xúc động của một thanh niên gửi chủ một cửa hàng ở Nashville, bang Tennessee (Mỹ) nơi anh gây ra vụ cướp 300 USD cách đây 12 năm, theo CNN ngày 10/9. 
 Somboon Wu, con trai của chủ cửa hàng InterAsian Market và Deli, kể lại vào ngày 6/9, hai người đàn ông tiến đến gần anh và giải thích họ muốn gửi cho chủ cửa hàng một phong bì màu trắng và sau đó đặt nó trên quầy. 
“Một người nói tôi phải chắc chắn sẽ đưa nó tận tay ông chủ vì có tiền bên trong - Wu cho biết - Nhưng vì nghi ngờ hai người này nên tôi đẩy phong bì về phía anh ta và bảo anh ấy đến lần khác khi cha tôi có mặt”. 
Hai người đàn ông sau đó lấy lại phong bì và bước ra ngoài. Tuy nhiên theo lời Wu, sau đó họ quay lại và để phong bì trên quầy rồi đi mất. Bên trong phong bì, ngoài số tiền 400 USD còn có một bức thư viết tay trên giấy vàng ký tên “người vô danh”.  
Lá thư xin lỗi bắt đầu bằng lời thú nhận “Tôi là một người nghiện ma túy”, sau đó kể lại câu chuyện cách đây hơn một thập kỷ. “Khoảng 11 hay 12 năm trước, tôi đe dọa chủ cửa hàng này bằng một khẩu súng. Tôi không dùng ma túy nữa. Tôi nghĩ mình phải bồi thường cho những người đã bị mình làm tổn thương trong quá khứ. Tôi đến gian hàng vào khoảng 9-10h sáng vào năm 2002 hay năm 2003 mua một lon bia và hỏi xin thuốc lá. Khi nhân viên mở hộc tủ để thối tiền thì tôi móc ra khẩu súng và lấy đi 300 USD từ hộc tiền trước khi chạy mất trên một chiếc xe hơi trắng. Tôi hi vọng các bạn chấp nhận số tiền này và tha thứ cho tôi”. 
Bức thư được chủ cửa hàng đăng trên trang mạng xã hội Instagram với lời nhắn: “Gửi người vô danh. Chúng tôi muốn nói với anh rằng tất cả chúng tôi đều đồng ý tha thứ và cảm ơn bức thư của anh. Chúng tôi không quan tâm đến chuyện tiền bạc. Chúng tôi cảm thấy được truyền cảm hứng cũng như xúc động trước hành động của anh. Chúng tôi hi vọng anh được yên bình và thành đạt. Gửi anh những lời chúc tốt đẹp nhất”. 
Bức thư nhanh chóng thu hút nhiều ý kiến và bình luận của cư dân mạng. Đa số tỏ ý thán phục hành động đẹp của người gửi lá thư. Lời xin lỗi của kẻ trộm khiến người độc phải rưng rưng xúc động vì người ta xin lỗi và sửa sai cho hành vi của mình bằng cách thay đổi chính mình. Ngẫm lời xin lỗi của kẻ trộm nước bạn, người viết nhớ lại những lời xin lỗi của cán bộ công chức nước ta. 
Còn nhớ, sau sự cố sập cầu Cần Thơ vào tháng 9/2007 làm 54 người chết, 80 người bị thương. Ngay sau sự cố, tại cuộc họp báo tổ chức ngày 29/9/2007 ngay tại công trường, sau khi thừa nhận thiếu sót, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thời điểm đó là ông Hồ Nghĩa Dũng đã gửi lời xin lỗi đến toàn thể nhân dân, những người bị nạn và gia đình của họ. Các quan chức cao cấp của liên danh TKN (Nhật Bản, nhà thầu thi công) cũng đã xin lỗi những người bị nạn cùng gia đình của họ, xin lỗi nhân dân Việt Nam và Chính phủ Việt Nam.
Cũng liên quan tới vụ sập cầu Cần Thơ năm 2007, Liên đoàn Lao động Cần Thơ đứng ra nhận nhiều đợt tiền từ những mạnh thường quân để giúp đỡ những gia đình có nạn nhân xấu số trong vụ tai nạn trên, nhưng đến đầu năm 2009 tiền vẫn còn nằm ở cơ quan này. Sau đó, giữa tháng 3/2009, ông Trần Hồng Mẫn, Chủ tịch Liên đoàn Lao động Cần Thơ có công văn gửi báo chí công khai xin lỗi gia đình các nạn nhân trong vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ vì đã giữ số tiền hơn 400 triệu đồng ủng hộ gia đình các nạn nhân.
Lên thay Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng từ cuối năm 2011 tới nay, đương kim Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng cũng không dưới 3 lần gửi lời xin lỗi tới người dân vì một số sai sót trong phát biểu cũng như việc chỉ đạo của mình, trong đó có cả vấn đề chất lượng công trình giao thông chưa đảm bảo. Tới nay, vấn đề chất lượng công trình giao thông vẫn còn bỏ ngỏ, dù Bộ GTVT đã thực hiện thu phí bảo trì đường bộ từ đầu năm 2013.
Hồi đầu tháng 3 vừa qua, ông Bùi Quang Tiên, Vụ trưởng Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) cũng phải lên tiếng xin lỗi vì ví von “ở nền văn minh lúa nước, chúng ta hưởng gió biển, khí trời quen rồi”. Sau đó Ngân hàng Nhà nước đã ra quyết định kiểm điểm ông Tiến và yêu cầu ông xin lỗi. Và ông Tiến sau đó đã nói: “Tôi thành thật xin lỗi các chủ thẻ, người dân và xin nghiêm túc nhận khuyết điểm trước các chủ thẻ, người dân và lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước”.
Mới đây nhất, sáng 25/4, người đứng đầu Tổng cục Du lịch (Bộ VH-TT&DL) cùng lãnh đạo ngành du lịch đã đến gặp và xin lỗi du khách Australia bị taxi “dù” “chặt chém”. Sau lời xin lỗi đó, các vụ chặt chém du khách vẫn diễn ra như cơm bữa ở Việt Nam.
Mọi lời xin lỗi đều gây xúc động cho dư luận, chỉ có điều hướng chuyển của lời xin lỗi thì mỗi nơi một khác. Phải chăng đó là điểm khác nhau giữa người Việt và người Mỹ. Người Mỹ họ nói là làm, còn Việt Nam mình lại quen với nói một đằng, làm một nẻo.

Mỗi khi bức xúc người dân lại cho mình cái quyền tự xử dù người đó là ân nhân hay là kẻ trộm.

Từ trước đến nay người Việt Nam vẫn được cái tiếng sống tình cảm, trọn đạo nghĩa tình và là nơi sáng lạn niềm tin về hai chữ ân nghĩa. Vậy mà, thời nay ân nghĩa đã bị bạo lực làm cho lu mờ. Hỏi người dân ai cũng quý trọng nghề y, coi bác sĩ như mẹ hiền, như ân nhân cứu mạng cho mình nhưng xét lại nhiều vụ việc người Việt cũng chẳng tha cho người được coi như từ mẫu ấy.
Gần đây nhất, ngày 13/8, trên báo VietNamNet người ta đưa thông tin về các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh đã bị người nhà bệnh nhân đánh cho bầm dập, phải khâu ở mặt mà người viết lại thấy chạnh lòng.
Nguyên nhân sâu xa được báo chí cho hay, bệnh nhân Nguyễn Xuân Hồng (75 tuổi, trú xã Cẩm Thăng, Cẩm Xuyên) điều trị tại khoa Chấn thương, sau khi được tiêm thuốc đã xảy ra tai biến, nguy cơ tử vong. Bệnh nhân nhanh chóng được chuyển lên khoa hồi sức tích cực để cấp cứu. Lúc này bệnh nhân đã lâm vào tình trạng ngừng tuần hoàn, chết lâm sàng.
Bức xúc vì người nhà tử vong, người thân của ông Hồng đã lao vào đánh bác sĩ Mai Văn Lục (Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu), bác sĩ Trung bị đánh rách giác mạc, đập vỡ kính cận, y tá Lê Anh Quang, y tá Thảo (khoa chấn thương) bị đánh sang chấn vùng đầu, bầm tím. Bằng sức mạnh hội đồng và lấy vin vào bức xúc thì có mấy ai thắng được sức mạnh quần chúng đâu.
Đau khổ nhất là vị bác sĩ 60 tuổi Phạm Đức Giàu, công tác tại khoa Ngoại, BV Đa khoa Vũ Thư, Thái Bình bị người nhà của bệnh nhân đâm chết ngay trong phòng cấp cứu chỉ vì "không chịu ra làm cấp cứu" - theo lời khai của nạn nhân. Tuy nhiên, theo nhân chứng cũng như hồ sơ lưu tại bệnh viện thì bệnh nhân đã tử vong trước đó. Không lẽ bác sĩ là thánh hay sao mà muốn cứu ai là cứu được, có thể khiến người chết sống lại. Ấy đấy, có ai hiểu cho người thầy thuốc đâu. Đúng là cứu người lại gặp nạn.

Ân nhân cũng bị người Việt đánh chém chẳng tha
Cái chết của người bác sĩ càng làm day dứt bao lương tâm của người Việt. Ấy, còn chưa kể đến biết bao nhiêu trường hợp nữa mất nghiệp vì người nhà bệnh nhân. Nếu xảy ra tai biến cho bệnh nhân thì cái nghiệp bác sĩ cũng mong manh như lá vàng trước gió vậy.
Nói đến đây, người viết nhớ đến câu chuyện đánh hội đồng những kẻ trộm. Thời nay kẻ trộm và ân nhân lắm lúc bị đồng hóa và người ta cứ thích là đánh, mà đã đánh thì đánh cho bõ tức, ai chết mặc ai.
Tháng 6 vừa qua, dư luận cả nước được xôn xao khi hay tin hai kẻ trộm chó bị hàng nghìn người dân vây đánh. Cao trào hơn, cả nghìn người vây quanh không cho cơ quan công an đưa cẩu tặc đi cấp cứu khiến một nạn nhân bị tử vong trên đường đi cấp cứu. Cái chết của nạn nhân này gây đau thương cho cả gia đình và xã hội. Chưa khi nào nguời Việt xót xa hơn khi mạng người được đem ra đánh đổi với mạng con chó. Con chó không đến tiền triệu nhưng hàng nghìn người sẵn sàng bảo vệ còn mặc kệ mạng con người muốn ra sao thì ra.
Đây không phải là lần đầu tiên người Việt mình ra tay với trộm. Cứ nhìn thấy trộm là người ta túm năm, tụm ba lại đánh hội đồng mà không cần suy tính xem tình thế thế nào hay chờ quy định trừng phạt. Hàng ngày, lên mặt báo người ta lại được hay tin một kẻ trộm chó, chôm chỉa gì đó bị đánh chết, rồi những vụ đánh hội đồng bác sĩ. Cứ thấy nghi nghi là đánh, cứ không cứu được bệnh nhân là đánh.

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

Chiều nay, Quyên kiểm tra lại tiền chi tiêu trong tháng, thấy thu chỉ bằng 2/3 chi, liền gọi điện cho chồng than thở: “Anh ơi, có lẽ hết tháng này em đi xin việc làm, ở nhà mãi chán lắm”.


Chồng Quyên ậm ừ: “Chán gì mà chán, kiếm gì thêm trên mạng chơi cho đỡ chán đi”. Quyên vẫn tiếp tục: “Nhưng mình anh đi làm, lo kinh tế không đủ”. Chồng Quyên dịu giọng: “Có gì mà không đủ, em cứ yên tâm, anh lo được. Mình xài tiết kiệm chút là xong”. Quyên năn nỉ: “Nhưng em muốn đi làm”. Đầu dây bên kia, chồng Quyên quát: “Đã bảo là ở nhà, cứ ra nắng là đau ốm, lương không đủ mua thuốc. Làm gì mà làm”. Chồng cúp máy, Quyên ngồi thẩn thờ. Đây không phải lần đầu chồng cô tỏ thái độ như vậy khi cô xin đi làm…

Trước đây, Quyên học văn thư lưu trữ, thỉnh thoảng nhận làm sổ sách, cũng kiếm được chút ít. Từ khi lấy chồng, Quyên chỉ ở nhà chăm con vì chồng cưng Quyên như trứng mỏng, sợ cô vất vả, ốm đau. Quyên bị dị ứng, cứ ra nắng hay tiếp xúc với bụi bặm là ngứa ngáy khắp người. Chồng Quyên làm lái xe phục vụ tiệc cho một nhà hàng ăn uống, lương tháng chỉ khoảng hơn 4 triệu. Chừng ấy tiền mà bao nhiêu khoản phải chi, nào tiền trọ, tiền ăn, tiền học cho con… tháng nào cũng thiếu trước hụt sau. Nếu Quyên đi làm sẽ phụ thêm phần nào nhưng chồng Quyên nhất quyết không chịu. Con đến tuổi đi học, ở nhà một mình mãi cũng chán lại không có tiền, Quyên tính đi làm nhưng cô định làm chỗ nào chồng cũng phản đối. Đi làm sổ sách thì chồng bảo bụi bặm, đi tiếp thị sản phẩm thì chồng bảo nắng mưa, xin đi phục vụ tiệc thì chồng sợ người ta săm soi vợ mình… Lần nào, Quyên nhắc đến chuyện đi làm là y như rằng vợ chồng cãi nhau.
Thà là chồng Quyên có thu nhập cao, đủ lo cho vợ con thì cũng đáng. Đằng này, anh làm ra không đủ tiêu, cứ thế chắc vợ chồng sẽ ở trọ suốt đời. Quyên cũng không dám sinh thêm con dù bé lớn sắp vào lớp một vì sợ không đủ sức nuôi. Bao nhiêu chuyện gò ép, Quyên sinh ra chán nản. Bạn bè bảo cô sướng mà không biết hưởng, được chồng cưng thế còn gì. Nhưng “ở trong chăn mới biết chăn có rận”, tháng nào Quyên cũng đau đầu vì tính toán chi tiêu. Cứ vài tháng, gia đình Quyên lại gói ghém đồ đạc để chuyển chỗ trọ vì ít nơi nào ở được lâu. Thỉnh thoảng, Quyên lại phải về nhà ngoại xin “viện trợ” để bù vào những thâm hụt. Chồng Quyên thì luôn lạc quan, cô kêu hết tiền ăn anh vẫn ung dung: “Để đó anh lo”. Sau đó, mỗi tối đi làm về, anh xách thêm mấy bịch thức ăn mà Quyên biết rõ, đó là thức ăn thừa của bữa tiệc anh vừa phục vụ. Cô vừa thương vừa buồn, anh cũng đang cố lo cho vợ con nhưng khả năng chỉ có vậy. Hạnh phúc của anh là mỗi khi về nhà đều có mặt vợ, đảm bảo vợ không đi ra ngoài…
Quyên không biết vài năm nữa, con gái lớn lên thì chuyện học hành phải thế nào khi chỗ ở không ổn định, kinh tế thiếu trước hụt sau mà cô vẫn phải ở nhà vì chồng cưng…

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Nhiều chị em đau đầu khi bất ngờ bị mụn cơm mọc ở tay, chân, thậm chí là bị mọc mụn cơm ở trên vùng da mặt, chia sẻ với các mẹ mẹo hay sau để chữa mụn cơm…

Mình vốn dĩ không bị bệnh vặt, ốm đau, cảm vặt. Tuy nhiên, nửa năm nay mình bắt đầu bị một chứng bệnh rất là, đó là mình hay bị mụn cơm mọc ở ngón tay, kẽ chân. Thậm chí có 1 lần mình bị mọc mụn cơm trên mặt.
Đối với con gái, đó là điều không thể chấp nhận được. Chính vì vậy mà mình mày mò tìm đủ cách để đuổi đám mụn cơm xấu xí.
Lúc đầu, mình chỉ nghĩ đơn giản đây là mụn ngoài da bình thường, có thể do dị ứng thời tiết và sau vài ngày sẽ khỏi. Mình cũng từng chọc vỡ một chiếc mụn cơm vì vướng víu và ngứa tay.

Nhiều chị em đau đầu khi bất ngờ bị mụn cơm mọc ở tay, chân, thậm chí là bị mọc mụn cơm ở trên vùng da mặt, chia sẻ với các mẹ mẹo hay sau để chữa mụn cơm… Ảnh minh họa
Tuy nhiên, sau hôm mình làm vỡ mụn, vùng da xung quanh đó bị mọc thêm mấy chiếc mụn cơm li ti nữa làm mình phát hoảng. Mẹ mình nhìn thấy vội đưa mình đi bệnh viện để đốt mụn.
Mình nghĩ đốt mụn cũng tốt, nhưng chỉ dành cho những bạn thần kinh khỏe. Bởi lẽ đốt mụn đau đớn vô cùng. Cả tuần liền mình không dám động tay chân vào nước, chỗ đốt mụn cứ đau nhức khiến mình khổ sở vô cùng, mình cạch đến già cách này.
Đốt rồi, cơ thể nhạy cảm vẫn chưa tha cho mình. Bệnh này do virus gọi là papillomavirus người (HPV) gây ra. Không hiểu do thời gian đó mình ở ký túc xá thường xuyên tiếp xúc với nhiều người, trong số đó có người mắc bệnh này hay sao mà sau đó mình bị mọc lại.
Lần này, do di chứng sợ sệt của lần trước mình gọi điện cầu cứu bà nội. Nội mình bắt bệnh được ngay, nội nói con chỉ cần làm theo cách sau thì mụn sẽ đi hết.
Trước khi đi ngủ buổi tối, nội dặn mình giã nát lá tía tô tươi, chắt nước sau đó chấm vào các vết mụn cơm và để qua đêm. Ngoài ra cũng có thể dùng tỏi (dễ kiếm) hoặc thay bằng lát dứa hay khoai tây đắp vào chỗ mụn cơm cũng rất công hiệu.
Làm theo cách dân gian của nội mấy bữa là đám mụn cơm cũng bay vèo vèo, không hề đau đớn và khó khăn như lần trước nữa.
Nhưng mình cũng rút ra bài học quan trọng nhất là việc phòng bệnh, phải giữ cho tay chân sạch sẽ, đi mưa về phải lau khô, khi tiếp xúc với mụn cơm trên tay chân người khác, sau đó phải rửa sạch tay bằng xà phòng…
Khi có những bí kíp này, mình tự tin không sợ mụn cơm nữa!

 

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

Đầu tuần, tôi tranh thủ ghé nhà biếu mẹ ít tiền, uống ly sữa đậu nành mẹ nấu rồi đi làm. Giữa tuần, tôi lại tạt qua lấy giá đậu xanh mẹ tự trồng và vùng vằng đi về với cảm giác bứt rứt khó chịu. Như thường lệ, hai mẹ con lại giận nhau chỉ vì vài câu nói qua lại vớ vẩn.

    Khắc khẩu, là cái lý do dễ tìm nhất để giải thích cho việc mẹ con tôi thường xuyên diễn cảnh “hai đứa giận nhau” với những lý do thật không tin được. Mẹ tôi tính khí thất thường, tôi… cũng vậy. Mẹ có cách góp ý rất… dễ xa nhau, thường làm tôi bị ức chế theo kiểu, mẹ cái gì cũng chê bai, cũng “trù ẻo” con mình. Thâm tâm tôi vẫn biết, mẹ tôi đã lớn tuổi, thương con nên hay lo lắng và tưởng tượng ra những điều đáng sợ. Mẹ tôi lại ít ra ngoài giao tiếp, nên suy nghĩ cũng không thoáng. Biết là biết vậy nhưng chấp nhận và chịu đựng được lại là chuyện khác hẳn. Cuộc sống nhiều nỗi lo toan, không phải lúc nào mình cũng có thể mang tấm lòng vị tha ra mà đối đãi, dù với chính những người thân trong nhà…
    Có lẽ sẽ có người cho là tôi còn “trẻ người non dạ” nên mới hay đành hanh với mẹ như vậy. Xin thưa, tôi đang là mẹ của một cô bé lên mười. Con gái tôi, như cũng ngấm tính tình của mẹ nó, nên ương ngạnh, chuyện gì cũng muốn phản ứng lại. Làm mẹ thời nay thật không dễ chút nào. Làm một bà mẹ “xưa lơ xưa lắc” như mẹ tôi, con cái thương dù thương cha mẹ nhưng “hãi” không dám gần, chỉ qua lại chăm nom, ít thích tỉ tê quyến luyến. Như một quy luật hiển nhiên, đến đời con tôi, tôi buộc phải nếm trải sự độc lập, chứng tỏ bản thân của con còn sớm hơn. Còn đang ở với mẹ, nhưng con tôi đã thể hiện nó là một thế giới khác, với những bí mật be bé riêng tư mà tôi không có “cửa” xen vào.

    Tôi thương mẹ tôi. Có món gì ngon, đều mang qua cho mẹ. Tôi yêu con gái tôi. Những êm ái, dịu ngọt tôi đều muốn dành cho con. Có con, mới hiểu lòng cha mẹ. Câu này, chưa bao giờ đúng đến thế. Vậy mà, tôi vẫn không sao kềm chế nổi mỗi khi mẹ tôi “phát sóng” những chương trình càm ràm quen thuộc. Chỉ cần nghe “nhạc hiệu” là tôi chỉ muốn chuồn đi càng nhanh càng tốt. Có dạo, mẹ tôi muốn sửa sang nhà cửa, đã nêu ra phương án gọi con cái về sống chung, mỗi gia đình mỗi tầng lầu, nhưng tôi kịch liệt phản đối. Thà xa mỏi chân, còn hơn ở gần để... mỏi miệng.

    Nhưng với con tôi thì không tránh đi đâu được. Con gái tôi không hỗn hào, mà ngấm ngầm lì lợm. Chỉ muốn khăng khăng làm theo ý mình. Đáp trả những quy định, yêu cầu của tôi là thái độ im lặng như thể thách thức. Người làm mẹ như tôi, sợ nhất là cảm giác bất lực trước con mình.
    Tôi đã cố hồi tưởng lại thời thơ ấu của mình, nhớ những mong muốn của mình thời ấy về cách cư xử của mẹ đối với tôi, để áp dụng với con. Tuy nhiên, tôi lại ít khi tự đặt mình vào vị trí của con tôi bây giờ. Âu cũng là cái lỗi thường trực của bậc cha mẹ, luôn thích áp đặt, để rồi chẳng hiểu vì sao con cái không chịu nghe theo lời mình.

     
    Tôi đã nghĩ rất nhiều về chuyện vì sao mẹ con sống chung nhà mà mâu thuẫn nhau trầm trọng đến vậy? Tôi không hiểu con, không dành nhiều thời gian và công sức cho con? Chưa hẳn! Tôi cũng như nhiều bà mẹ hiện nay, thừa thông tin nhưng dường như thiếu kiên nhẫn. Con mình thật ra muốn gì? Còn thiếu gì, đòi hỏi những gì mà lúc nào cũng như sẵn sàng xa cách với mẹ? Thường trực trong tôi là cảm giác “không hiểu nổi” đối với con và nỗi sợ rất thật là chỉ vài năm nữa thôi, khi con dậy thì, chắc tôi “mất” con luôn chứ chẳng chơi!
     

    Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

    Chàng trai cùng lớp, cùng nơi làm việc, cùng khu phố đang lọt vào mắt xanh của bạn. Làm sao để tiếp cận chàng đây nhỉ?


    Hãy lập cho mình một bản kế hoạch để tiếp cận chàng, nhưng hãy là một bản kế hoạch thu hút sự chú ý để khiến chàng quay ngược trở lại tiếp cận bạn.
    Design by Hao Tran -