Đầu tuần, tôi tranh thủ ghé nhà biếu mẹ ít tiền, uống ly sữa đậu nành mẹ nấu rồi đi làm. Giữa tuần, tôi lại tạt qua lấy giá đậu xanh mẹ tự trồng và vùng vằng đi về với cảm giác bứt rứt khó chịu. Như thường lệ, hai mẹ con lại giận nhau chỉ vì vài câu nói qua lại vớ vẩn.
Khắc khẩu, là cái lý do dễ tìm nhất để giải thích cho việc mẹ con tôi thường xuyên diễn cảnh “hai đứa giận nhau” với những lý do thật không tin được. Mẹ tôi tính khí thất thường, tôi… cũng vậy. Mẹ có cách góp ý rất… dễ xa nhau, thường làm tôi bị ức chế theo kiểu, mẹ cái gì cũng chê bai, cũng “trù ẻo” con mình. Thâm tâm tôi vẫn biết, mẹ tôi đã lớn tuổi, thương con nên hay lo lắng và tưởng tượng ra những điều đáng sợ. Mẹ tôi lại ít ra ngoài giao tiếp, nên suy nghĩ cũng không thoáng. Biết là biết vậy nhưng chấp nhận và chịu đựng được lại là chuyện khác hẳn. Cuộc sống nhiều nỗi lo toan, không phải lúc nào mình cũng có thể mang tấm lòng vị tha ra mà đối đãi, dù với chính những người thân trong nhà…
Có lẽ sẽ có người cho là tôi còn “trẻ người non dạ” nên mới hay đành hanh với mẹ như vậy. Xin thưa, tôi đang là mẹ của một cô bé lên mười. Con gái tôi, như cũng ngấm tính tình của mẹ nó, nên ương ngạnh, chuyện gì cũng muốn phản ứng lại. Làm mẹ thời nay thật không dễ chút nào. Làm một bà mẹ “xưa lơ xưa lắc” như mẹ tôi, con cái thương dù thương cha mẹ nhưng “hãi” không dám gần, chỉ qua lại chăm nom, ít thích tỉ tê quyến luyến. Như một quy luật hiển nhiên, đến đời con tôi, tôi buộc phải nếm trải sự độc lập, chứng tỏ bản thân của con còn sớm hơn. Còn đang ở với mẹ, nhưng con tôi đã thể hiện nó là một thế giới khác, với những bí mật be bé riêng tư mà tôi không có “cửa” xen vào.
Tôi thương mẹ tôi. Có món gì ngon, đều mang qua cho mẹ. Tôi yêu con gái tôi. Những êm ái, dịu ngọt tôi đều muốn dành cho con. Có con, mới hiểu lòng cha mẹ. Câu này, chưa bao giờ đúng đến thế. Vậy mà, tôi vẫn không sao kềm chế nổi mỗi khi mẹ tôi “phát sóng” những chương trình càm ràm quen thuộc. Chỉ cần nghe “nhạc hiệu” là tôi chỉ muốn chuồn đi càng nhanh càng tốt. Có dạo, mẹ tôi muốn sửa sang nhà cửa, đã nêu ra phương án gọi con cái về sống chung, mỗi gia đình mỗi tầng lầu, nhưng tôi kịch liệt phản đối. Thà xa mỏi chân, còn hơn ở gần để... mỏi miệng.
Nhưng với con tôi thì không tránh đi đâu được. Con gái tôi không hỗn hào, mà ngấm ngầm lì lợm. Chỉ muốn khăng khăng làm theo ý mình. Đáp trả những quy định, yêu cầu của tôi là thái độ im lặng như thể thách thức. Người làm mẹ như tôi, sợ nhất là cảm giác bất lực trước con mình.
Tôi đã cố hồi tưởng lại thời thơ ấu của mình, nhớ những mong muốn của mình thời ấy về cách cư xử của mẹ đối với tôi, để áp dụng với con. Tuy nhiên, tôi lại ít khi tự đặt mình vào vị trí của con tôi bây giờ. Âu cũng là cái lỗi thường trực của bậc cha mẹ, luôn thích áp đặt, để rồi chẳng hiểu vì sao con cái không chịu nghe theo lời mình.
Tôi thương mẹ tôi. Có món gì ngon, đều mang qua cho mẹ. Tôi yêu con gái tôi. Những êm ái, dịu ngọt tôi đều muốn dành cho con. Có con, mới hiểu lòng cha mẹ. Câu này, chưa bao giờ đúng đến thế. Vậy mà, tôi vẫn không sao kềm chế nổi mỗi khi mẹ tôi “phát sóng” những chương trình càm ràm quen thuộc. Chỉ cần nghe “nhạc hiệu” là tôi chỉ muốn chuồn đi càng nhanh càng tốt. Có dạo, mẹ tôi muốn sửa sang nhà cửa, đã nêu ra phương án gọi con cái về sống chung, mỗi gia đình mỗi tầng lầu, nhưng tôi kịch liệt phản đối. Thà xa mỏi chân, còn hơn ở gần để... mỏi miệng.
Nhưng với con tôi thì không tránh đi đâu được. Con gái tôi không hỗn hào, mà ngấm ngầm lì lợm. Chỉ muốn khăng khăng làm theo ý mình. Đáp trả những quy định, yêu cầu của tôi là thái độ im lặng như thể thách thức. Người làm mẹ như tôi, sợ nhất là cảm giác bất lực trước con mình.
Tôi đã cố hồi tưởng lại thời thơ ấu của mình, nhớ những mong muốn của mình thời ấy về cách cư xử của mẹ đối với tôi, để áp dụng với con. Tuy nhiên, tôi lại ít khi tự đặt mình vào vị trí của con tôi bây giờ. Âu cũng là cái lỗi thường trực của bậc cha mẹ, luôn thích áp đặt, để rồi chẳng hiểu vì sao con cái không chịu nghe theo lời mình.
Tôi đã nghĩ rất nhiều về chuyện vì sao mẹ con sống chung nhà mà mâu thuẫn nhau trầm trọng đến vậy? Tôi không hiểu con, không dành nhiều thời gian và công sức cho con? Chưa hẳn! Tôi cũng như nhiều bà mẹ hiện nay, thừa thông tin nhưng dường như thiếu kiên nhẫn. Con mình thật ra muốn gì? Còn thiếu gì, đòi hỏi những gì mà lúc nào cũng như sẵn sàng xa cách với mẹ? Thường trực trong tôi là cảm giác “không hiểu nổi” đối với con và nỗi sợ rất thật là chỉ vài năm nữa thôi, khi con dậy thì, chắc tôi “mất” con luôn chứ chẳng chơi!